Bệnh viêm da: Tình trạng da liễu dễ mắc phải
Bệnh viêm da là một bệnh lý da liễu thường gặp, xảy ra trên cơ địa dị ứng và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nhưng viêm da làm người bệnh khá khó chịu vì cảm giác ngứa rát và mất thẩm mỹ. Có ba nhóm nguyên nhân viêm da thường gặp nhất là dị ứng, tiếp xúc và viêm da tiết bã. Hy vọng BS LIÊN sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
Bệnh viêm da là gì?
Viêm da là tình trạng viêm ở da, dấu hiệu viêm da thường là phát ban ngứa trên nền da bị sưng, đỏ. Da bị viêm sẽ có bóng nước, rỉ dịch, bề mặt hình thành một lớp mài và tróc ra. Ví dụ, viêm da dị ứng (chàm): nổi vảy gàu và mẩn ngứa do tiếp xúc với bất kỳ chất nào, chẳng hạn như phấn hoa, xà bông và đồ trang sức có niken.
Viêm da là một bệnh phổ biến không lây nhiễm, nhưng có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Việc kết hợp các bước tự chăm sóc và thuốc có thể giúp bạn điều trị viêm da.
Và bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thông qua việc đặt câu hỏi cho Bác sĩ hoặc liên hệ với Bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh viêm da
Đặt ngay lịch hẹn để được Bác sĩ giải đáp thắc mắc . Hotline 0972 488 120
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da sẽ phụ thuộc vào loại bệnh da. Các loại viêm da thường thấy:
- Bệnh viêm da dị ứng (chàm): thường bắt đầu từ khi còn nhỏ, vùng da đỏ, nổi mẩn ngứa này thường ở các nếp gấp bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và mặt trước cổ, khi bị trầy xước, có thể rỉ dịch và đóng vảy. Những người bị viêm da dị ứng có những đợt bệnh thuyên giảm nhưng sau đó lại bị tái phát;
- Viêm da tiếp xúc: da bị phát ban trên những vùng cơ thể tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, xà bông và các loại tinh dầu. Phát ban đỏ có thể nóng, châm chích hay ngứa và có thể hình thành mụn nước;
- Viêm da tiết bã: viêm da thành mảng có vảy, da đỏ và tróc vảy như gàu, khó chữa. Bệnh thường ảnh hưởng đến khu vực tiết nhờn của cơ thể, như mặt, ngực trên và lưng. Bệnh có thể mạn tính với từng đợt thuyên giảm và bùng phát. Ở trẻ sơ sinh, bệnh này còn gọi là “cứt trâu” với từng mảng da đầu bị đóng vảy cứng.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Viêm da có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm da?
Những nguyên nhân bị viêm da gồm:
- Viêm da dị ứng (chàm): đây là dạng viêm da có khả năng liên quan đến các yếu tố kết hợp, bao gồm da khô, một biến thể gen, rối loạn chức năng hệ miễn dịch, vi khuẩn trên da và điều kiện môi trường;
- Viêm da tiếp xúc: tình trạng này do tiếp xúc trực tiếp với một trong nhiều chất kích thích hoặc gây dị ứng, chẳng hạn như độc tố nhụy hoa, đồ trang sức có chứa niken, sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm và thậm chí cả chất bảo quản trong nhiều loại kem dưỡng da;
Viêm da tiếp xúc gây cảm giác khó chịu như ngứa ngáy hoặc đau rát
- Viêm da tiết bã: tình trạng này có thể được gây ra do một loại nấm men ở vùng tiết nhờn trên da. Những người bị viêm da tiết bã có thể thấy tình trạng của họ có xu hướng tái phát và thuyên giảm tùy theo mùa.
Những ai thường mắc phải bệnh viêm da?
Viêm da mạn tính hoặc tái phát thường gặp và ảnh hưởng 15−20% trẻ em và 1−3% người lớn trên toàn thế giới. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Tuổi tác: viêm da có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng viêm da dị ứng (chàm) thường bắt đầu khi còn nhỏ;
- Tình trạng dị ứng hoặc hen suyễn;
- Những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh chàm, dị ứng, hoặc hen suyễn có nhiều khả năng bị viêm da dị ứng;
- Nghề nghiệp: các công việc tiếp xúc với các kim loại, dung môi hoặc chất làm sạch làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc. Nhân viên chăm sóc sức khỏe có thể liên quan đến bệnh chàm ở tay;
- Tình trạng sức khỏe của bạn có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã nếu bạn bị bệnh như suy tim sung huyết, bệnh Parkinson và HIV.
Điều trị viêm da
Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm da?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc thăm khám tình trạng bệnh qua các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm tìm dị ứng nguyên. Trong thử nghiệm này, một lượng nhỏ các chất khác nhau được áp vào da dưới một băng dính.
Lần khám tiếp theo, bác sĩ kiểm tra da của bạn để xem bạn đã có phản ứng gì đối với các chất trong thuốc điều trị. Đây là loại xét nghiệm được thực hiện ít nhất hai tuần sau khi tình trạng viêm da của bạn đã khỏi. Đó là cách hữu ích nhất để xác định bạn bị dị ứng tiếp xúc với chất cụ thể gì.
Những phương pháp nào dùng để chữa bệnh viêm da?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của mỗi người, cách chữa viêm da là khác nhau. Ngoài ra, thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục cũng được khuyến nghị. Hầu hết các chế độ điều trị viêm da đều bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau đây:
- Thoa các loại kem chứa corticosteroid;
- Thoa các loại kem hoặc kem dưỡng tác động đến hệ miễn dịch của bạn (các chất ức chế calcineurin);
- Chiếu tia ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo lên vùng da bị ảnh hưởng có kiểm soát.
Biện pháp kiểm soát bệnh viêm da tại nhà
Bạn sẽ có thể kiểm soát một phần bệnh lý này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tắm bồn hoặc tắm vòi sen trong thời gian ngắn, từ 5 đến 10 phút. Sử dụng nước ấm. Dầu tắm cũng có thể hữu ích cho làn da của bạn;
- Sử dụng chất tẩy rửa, vệ sinh cá nhân không mùi, không chứa xà phòng hoặc ít xà phòng;
- Lau khô da cẩn thận sau khi tắm rửa: lau nhanh bằng khăn mềm;
- Khi làn da của bạn vẫn còn độ ẩm, hãy dưỡng da với dầu hoặc kem dưỡng.
Trong các loại viêm da, viêm da tiếp xúc có thể chữa trị hiệu quả khi tránh các nguồn hóa chất gây kích ứng như xà phòng, kim loại, chất độc,… và bệnh viêm da dị ứng có thể phòng ngừa một phần khi cách ly khỏi nguồn gây dị ứng. Tuy nhiên, điều này rất khó vì nhiều khi không tìm ra nguyên nhân dị ứng hoặc không thể tránh khỏi (thay đổi thời tiết).
Do đó điều trị viêm da là quá trình lâu dài và các biện pháp điều trị cần được duy trì để có tác dụng nhất định. Tránh bôi hoặc đắp dược phẩm hoặc các dược thảo không rõ nguồn gốc lên vùng da viêm, điều này sẽ dễ dàng làm vết thương lở loét, bội nhiễm thêm vi khuẩn và sẽ để lại sẹo mất thẩm mỹ về sau. Khi mắc bệnh, bạn hãy đến bác sĩ da liễu để được tư vấn thêm các liệu pháp chữa trị viêm da.
PHÒNG KHÁM DA LIỄU BÁC SĨ LIÊN chúc bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần vững vàng để luôn sống một cách trọn vẹn nhất!